Vẹt có chỉ số IQ cao và khả năng bắt chước tiếng nói như con người, đặc thù tính cách thông minh và đáng yêu. Vì vậy, chúng rất được yêu thích trên thế giới và cả ở Việt Nam. Tuy nhiên cũng như những thú cưng khác, vẹt có thể gặp các vấn đề sức khỏe nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng. Do đó trong bài viết hôm nay, chúng tôi đã liệt kê một vài bệnh thường gặp ở vẹt để chủ nuôi có thể nắm bắt, phòng tránh và điều trị kịp thời. Cùng theo dõi nhé!
Vẹt dễ mắc các bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Trong đó các bệnh truyền nhiễm là có khả năng gây tử vong cao nhất. Có những bệnh đặc trưng chỉ xuất hiện trên một loài vẹt nhất định, có những bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ loài vẹt nào.
Đây là căn bệnh phổ biến nhất vì nó có thể lây sang người. Tác nhân chính là do vi khuẩn Chlamydophila Psittaci. Bệnh có các triệu chứng điển hình như tiêu chảy, viêm kết mạc, triệu chứng thần kinh, khó thở, nôn mửa, hôn mê…
Nếu được chẩn đoán mắc Psittacosis, vẹt có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Người ta thường dùng Tetracycline trộn với thức ăn hoặc nước uống cho dùng trong vòng 30 - 45 ngày. Hầu hết các con vẹt đều có thể sống sót sau bệnh nếu được phát hiện sớm.
Nếu vẹt của bạn có các dấu hiệu sau thì tức là nó đã bị nhiễm bệnh và bệnh đã phát triển đến dạng cấp tính hoặc mãn tính:
- Nôn mửa, tiêu chảy, chán ăn, suy nhược
- Rối loạn thần kinh, vẹo cổ, run rẩy, cử động thiếu đồng bộ
- Rối loạn sinh sản vô sinh, trứng nhỏ và vỏ mỏng
Bệnh do vi trùng gây nên, chúng có thể lây nhiễm trực tiếp vào noãn và gây tử vong sau khi sinh. Khi vẹt bị bệnh này, hãy dùng kháng sinh để điều trị kết hợp với việc giữ vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, làm sạch máng nước và khay đựng thức ăn…
Nếu nhận thấy các triệu chứng ủ rũ, phân vàng, thậm chí là chết ngay mà không có triệu chứng rõ ràng thì rất có thể vẹt của bạn đã mắc bệnh Pacheco. Pacheco là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất ở vẹt bởi virus herpes làm tổn thương gan và có thể “tiêu diệt” vẹt chỉ trong vài ngày. Bệnh có thể liên quan đến việc nhập khẩu gia cầm bị bệnh.
Trong trường hợp này, Acyclovit có thể được sử dụng để giảm sự lây lan của bệnh nhưng nếu vẹt đã bị Pacheco thì việc này là vô ích.
Đây là bệnh do virus mà vẹt con thường mắc phải trước khi bố mẹ chúng ngừng cho ăn. Các triệu chứng dễ nhận thấy là diều không thở, ủ rũ, bỏ ăn, xuất huyết dưới da. Bệnh có thể được tìm thấy trong bụi bẩn, chất tiết mũi. Cụ thể bụi lông vũ có thể làm ô nhiễm nước và thức ăn, vẹt bố mẹ thường mang virus rồi truyền sang vẹt con.
Bệnh này chỉ tiêm phòng. Sau khi xác định thú cưng mắc bệnh phải cách ly ngay, không cho sinh sản. Sau 90 -120 ngày thì kiểm tra lại.
Bệnh xảy ra khi tình trạng dinh dưỡng kém hoặc vẹt phải điều trị kháng sinh dài ngày. Bệnh nấm nghiêm trọng nhất ở vẹt là nấm Aspergillus. Vẹt mắc bệnh sẽ có các triệu chứng như khó thở, ho, phát ra âm thanh tương tự tiếng huýt sáo, mỏ đóng mở bất thường, trạng thái héo hắt…
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh nấm bằng xét nghiệm máu, nội soi, cấy mô và tiến hành điều trị bằng thuốc kháng nấm Antimucosique như Fluconajole, Ketoconajol… Họ sẽ cho uống thuốc dưới dạng xịt, ngoài ra còn cho dùng thêm kháng sinh để chống nhiễm trùng.
Nhắc đến các bệnh thường gặp ở vẹt thì phải đề cập đến lao giả - bệnh do vi khuẩn Yersinia psendotubescu-losis gây nên. Dấu hiệu nhận biết là lông xù dựng, ít vận động, ăn kém…
Để điều trị, hãy cho vẹt dùng Chloramphenicol, Micolicine với liều pha 12 giọt thuốc cho 60ml nước hay 5ml thuốc cho 1 litte trong 10 ngày. Hoặc chủ nuôi cũng có thể sử dụng Baytril 10% loại dung dịch pha 1ml cho 1 lít nước. Đừng quên chuyển vẹt sang lồng khác để cách ly với những con còn lại, vệ sinh và khử trùng lồng nuôi.
Vẹt khi mắc bệnh sẽ nôn trớ thức ăn hay ăn không tiêu hóa được. Những hạt thất ở phân do virus gây ra liệt từ diều sau đó xâm nhập vào thần kinh.
Khi nhận thấy vẹt bị sưng tuyến diều, bạn cần cho thú cưng ăn thức ăn dạng lỏng, chú ý cung cấp đầy đủ dinh dưỡng kết hợp theo dõi liên tục.
Proventriculite là bệnh thường gặp ở vẹt với biểu hiện dễ thấy là vẹt ngày càng gầy mòn, chậm phát triển, lông xù, ít vận động, có những hạt thức ăn không tiêu hóa hết trong phân… Lý do vì vi khuẩn Megabacterium cư trú ở các tuyến trong diều chim làm hỏng chức năng dạ dày.
Cách điều trị tốt nhất là cho vẹt dùng thuốc Amphote’ricine B theo đường miệng tối thiểu 10 ngày.
Khi vẹt bị nhiễm giun, chúng thường kém ăn, sút cân dù vẫn ăn đầy đủ mỗi ngày, nôn mửa, tiêu chảy... Để điều trị, người chủ chỉ cần cho vẹt sử dụng thuốc trị giun sán cho chim được bày bán phổ biến tại các cửa hàng thuốc thú y.
>> Xem thêm :
- Tiêm phòng vaccine định kỳ cho thú cưng tại Bình Thạnh - TPHCM
- Dịch vụ xổ giun sán định kỳ cho thú cưng tại Bình Thạnh HCM
Trên đây là thông tin về các bệnh thường gặp ở vẹt mà chủ nuôi cần lưu ý để có thể xử lý nhanh chóng. Thật vậy, nếu bé vẹt của bạn không may bị nhiễm bệnh thì việc điều trị kịp thời là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, việc trị bệnh cho loài vật này lại là một quá trình phức tạp phải được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao.
Do đó, khi nhận thấy chú vẹt thân yêu của mình có các dấu hiệu sức khỏe bất thường, bạn hãy mang chúng đến các địa chỉ thú y uy tín như Y Pet Hospital. Đây là phòng khám tin cậy chuyên nhận điều trị và chăm sóc sức khỏe cho các loài vẹt ở khu vực Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh - TP. Hồ Chí Minh. Với đội ngũ giỏi chuyên môn, trang thiết bị y tế hiện đại cùng các loại thuốc thú y chuẩn chính hãng, chúng tôi cam kết mang đến những liệu pháp điều trị tốt nhất để vẹt có thể hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
PHÒNG KHÁM THÚ Y PET HOSPITAL
Hotline: 0385696637 - 0901204717
Email: thuyypethospital@gmail.com
Địa chỉ: 135/31 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Website: thuyypethospital.com
Trại giống thú cưng: 76 Ấp Tân Bình, Xã Hòa Thành, Huyện Lai Vung, Đồng Tháp